A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined index: HTTP_ACCEPT_ENCODING

Filename: front_end/template.php

Line Number: 1

Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ ảnh hưởng đến não?

Tin tức

Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ ảnh hưởng đến não?

Thiết bị y tế Bảo Anh - Trẻ sơ sinh khi đi ngủ nếu đội mũ sẽ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. Liệu điều này có thực sự đúng?

Các bà mẹ đang rỉ tai nhau quan niệm: Khi đi ngủ không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh, dù là trời lạnh; Không cho trẻ sơ sinh nằm gối vì vùng đầu là nơi phát tán 85% lượng nhiệt cơ thể. Vì đội mũ không giúp giữ ấm vùng thóp của con như nhiều bố mẹ nghĩ, mà ngược lại làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, quan điểm này không đúng. Bởi theo PGS Dũng, nếu trời lạnh mà phòng không đủ ấm thì buộc phải đội mũ. Bởi nếu không có biện pháp chống rét thì cơ thể trẻ sẽ bị mất nhiệt qua đầu và trán lớn khiến trẻ sẽ bị lạnh. Trong trường hợp phòng ngủ đủ ấm thì không cần thiết đội mũ.

“Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non). Nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý là khi nhiệt độ trong phòng đủ ấm”- PGS Dũng nhấn mạnh.

 

PGS Dũng cũng cho biết thêm, quan điểm đội mũ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp là hoàn toàn không chính xác. “Nếu bị nóng quá thì trẻ sẽ ra mồ hôi dẫn đến sốt, ốm chứ không đến mức hại não. Dựa trên các nghiên cứu y văn cho thấy trẻ chỉ thực sự bị hại não khi bị say nắng mà thôi. Vì thế nói trẻ bị hại não khi đội mũ đi ngủ là hoàn toàn không có căn cứ”- PGS Dũng một lần nữa khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, cử nhân y tế công cộng, Lê Hà Trung, Sở Y tế Hà Nội cho rằng, nếu nhiệt độ trong phòng đủ ấm thì không nên đội mũ, vì thân nhiệt của trẻ bao giờ cũng cao hơn người lớn. Nếu đội mũ sẽ làm cho trẻ nóng toát mồ hôi, thấm vào quần áo gây lạnh dễ dẫn đến viêm phế quản/phổi. Còn nếu phòng lạnh, không có máy sưởi hoặc điều hoà thì cần thiết phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ.

PGS. TS Dũng thông tin, tùy theo độ tuổi của trẻ mà điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở cho phù hợp. Theo đó, với trẻ sơ sinh mà đẻ thường thì nhiệt độ trong phòng thường 28- 30 độ C. Nếu trẻ đẻ non thì nhiệt độ phòng cần phải nâng lên 30- 32 độ C. Với nhiệt độ này thì trẻ không cần phải đội mũ. Khi trẻ được 7- 8 ngày tuổi thì nhiệt độ phòng nên điều chỉnh xuống mát hơn.

 

Điều dưỡng trưởng khoa đẻ thường một bệnh viện phụ sản cho rằng, việc đội mũ cho trẻ sẽ làm nóng cơ thể, thậm chí với những mũ có dây buộc, không cẩn thận khi trẻ cựa quậy sẽ thít vào cổ gây ngạt. Bộ phận cần giữ ấm nhất trong cơ thể trẻ sơ sinh là bàn chân chứ không phải đầu.


Bình luận



Tin liên quan

Chùm ngây  cây phòng ung thư

Chùm ngây cây phòng ung thư

Thiết bị y tế Bảo Anh - Hợp chất zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, trong chùm ngây cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ một loại cây nào khác. Thêm vào đó, chùm ngây cũng có 2 loại hợp chất phòng ung thư và chặn đứng sự tăng trưởng của khối u, khiến cây được mệnh danh là loại cây phòng ung thư.

Xem thêm
6 bước rửa mũi giúp giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng

6 bước rửa mũi giúp giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng

Thiết bị y tế Bảo Anh - Hướng dẫn 6 bước rửa mũi sau sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ngạt mũi do dị ứng hoặc cảm lạnh.

Xem thêm
Bí quyết uống nước lọc đúng cách để giảm cân hiệu quả

Bí quyết uống nước lọc đúng cách để giảm cân hiệu quả

Thiết bị y tế Bảo Anh - - Làm thế nào để uống nước đúng cách để giúp giảm cân hiệu quả?

Xem thêm
Bài thuốc trị động kinh

Bài thuốc trị động kinh

Thiết bị y tế Bảo Anh - Chứng động kinh Đông y gọi chứng bệnh Giản là chứng trạng bệnh lý của thần khí, bệnh xảy ra đột ngột...

Xem thêm